Top 3 kỹ năng mềm cho sinh viên năm nhất

Vận dụng các kỹ năng cho sinh viên dưới đây sẽ giúp các bạn sinh viên năm nhất hoàn thiện năm học tiền đề này tốt hơn và có một một tương lai tươi sáng hơn sau này.

“Khi mới “chân ướt chân ráo” bước vào năm nhất mình thực sự bị sốc trước những thay đổi đường đột trong cuộc sống. Mình cảm thấy mọi thứ xung quanh, bạn bè thầy cô đề xa lạ, khó gần. Mình cũng không biết làm thế nào để học tập hiệu quả khi các giảng viên luôn nói phải tự nghiên cứu…”. Đó là chia sẻ của bạn Trần Tuấn Anh - sinh viên năm nhất học việc Ngoại giao và cũng là tâm tư chung của vô vàn sinh viên năm nhất khác.

Khi bước chân vào năm nhất đa phần các bạn sinh viên đều dễ rơi vào trạng thái stress do sự thay đổi về môi trường sống, phương pháp học tập và các mối quan hệ xã hội.

Bạn Nguyễn Quang Phát sinh viên Đại học Công nghiệp cho biết: “Khi học năm nhất mình cảm thấy rất khổ sở. Việc học hành căng thẳng và cách giảng dạy khác với cấp 3 làm mình không theo kịp chương trình học và liên tục phải học lại. Đã thế là con trai lại mới xa nhà lần đầu nên chưa có kinh nghiệm chi tiêu, chưa hết tháng mình đã hết tiền nhiều khi toàn phải ăn mì gói cầm hơi”.

“Cháy túi” khi chưa hết tháng là tình trạng chung của sinh viên năm nhất

Nếu như các bạn nam thường rơi vào tình trạng thi lại, học lại hay hết tiền vì chưa biết cách quản lý chi tiêu thì các bạn nữ lại hay rơi vào tình trạng nhớ nhà, cảm thấy cô đơn lạc lõng trong môi trường mới.

Bạn Phạm Thu Hương - sinh viên Đại học Điện lực chia sẻ: “Hồi năm nhất mới đi học bạn bè chưa quen, mình cũng nhát nên chẳng chơi với ai lại ở trọ một mình lên nhớ nhà và khóc suốt.”

Có thể thấy phần lớn các bạn sinh viên năm nhất đều rơi vào tình trạng trên bởi họ đã quen được sống trong vòng tay của cha mẹ, được lo lắng, bảo bọc và không phải lo lắng bất cứ vấn đề gì về kinh tế hay các mối quan hệ xã hội.

Sự bảo bọc ấy là tốt bởi nó giúp tạo điểm tựa để các bạn học tập nhưng cũng là hạn chế khi các bạn bước chân vào trường đại học, rời xa vòng tay cha mẹ. Bởi các bạn sẽ không có thói quen tự lập, thiếu đi những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên để tự giải quyết những vấn đề của mình.

Bởi vậy việc rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết là vô cùng quan trọng với mỗi sinh viên đặc biệt là sinh viên năm nhất. Sau đây là 3 kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên năm nhất mà bạn có thể tham khảo.

3 KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT KHÔNG THỂ THIẾU

1. Kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học là một kỹ năng vô cùng quan trọng với các bạn sinh viên bởi không giống như học sinh cấp 3, các bạn sẽ không còn được giáo viên kèm cặp từng chút một mà phải biết tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp thu bài giảng.

Khi tự học, tự nghiên cứu các bạn sẽ phát huy được tính chủ động, tự giác hạn chế sự thụ động trong học tập. Nói cách khác khi tự học các bạn sẽ phát huy được óc phân tích, sáng tạo của bản thân.

Theo bạn Nguyễn Phương Lan - sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội “việc tự học trong trường đại học là vô cùng quan trọng, Nó sẽ giúp bạn tiếp thu một cách hiệu quả nhất những kiến thức mà các giảng viên đã truyền đạt trên lớp. Khi đã rèn luyện được khả năng tự học, tự nghiên cứu bạn sẽ có một óc phân tích logic tốt, sự nhạy bén trong suy nghĩ và khả năng tự giác trong học tập và công việc sau này”.

Theo Cẩm nang giáo dục có 6 bí quyết rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả bao gồm:

  1. Có mục tiêu rõ ràng
  2. Chủ động lập kế hoạch học tập
  3. Lựa chọn thời gian và địa điểm tự học
  4. Luôn chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết
  5. Tự đặt ra những câu hỏi và nghiên cứu
  6. Sẵn sàng sửa đổi để hoàn thiện kế hoạch học tập

2. Kỹ năng kết thân với những người xa lạ

“Lúc mới học năm nhất mình nhút nhát không dám nói chuyện với bạn mới nhưng có cô bạn ngồi bên làm mình rất ấn tượng. Cô ấy luôn tươi cười với mình hơn nữa lại rất thân thiện nữa. Mới có 1,2 buổi học mà cô ấy đã nhớ tên và quê quán của đa số các bạn ngồi bên. Sau này cô ấy là bí thư và rất được mọi người yêu quý”. Đó là chia sẻ của Hoàng Lan Phương - sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.

Việc làm thế nào để bắt đầu nói chuyện và gây ấn tượng tốt với bạn bè thầy cô trong trường đại học cũng vô cùng quan trọng. Bởi trong suốt quá trình học tập, đó sẽ là những người mà bạn thường xuyên tiếp xúc, học tập và thậm chí là chung sống khi các bạn ở cùng phòng.

Để bắt đầu làm quen với một người bạn mới, bạn hãy làm theo gợi ý về 4 kỹ năng giao tiếp với người lạ sau:

  1. Tự tin làm quen vì người đối diện cũng giống bạn.
  2. Kỹ năng bắt chuyện: Lời chào và giới thiệu thân mật.
  3. Cách giao tiếp: Tìm ra điểm đồng điệu giữa hai người.
  4. Một số mẹo hay khi bí chủ đề giao tiếp.

Chỉ bằng một vài mẹo nhỏ trong giao tiếp, bạn đã có thể nhanh chóng để lại ấn tượng tốt và tạo lập các mối quan hệ mới với người xung quanh. Vậy thì còn chờ gì nữa, hãy áp dụng ngay những điều này đi nhé!

3. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Để quản lý nguồn tài chính cá nhân một cách khoa học bạn hãy tính toán và lên kế hoạch các khoản chi của mình (bao gồm khoản chi bắt buộc và khoản dự trù). Việc phân bổ nguồn tài chính hợp lý sẽ giúp bạn luôn chủ động về mặt kinh tế. Ngoài ra bạn cũng cần biết cân đối xem khoản chi nào thật sự quan trọng và cần thiết, khoản chi nào có thể hạn chế, tiết kiệm được, như thế bạn sẽ có thể để dành một khoản tiền nhỏ.

Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân là “không đút trứng vào một giỏ”.

Theo đó, bạn cần phân bổ chi tiêu hợp lý theo 5 nhóm:

  • Nhóm 1: 50% cho sinh hoạt phí.
  • Nhóm 2: 10% đầu tư cho học tập.
  • Nhóm 3: 10% dùng tiết kiệm dài hạn.
  • Nhóm 4: 10% dùng cho vui chơi, giao lưu với bạn bè.
  • Nhóm 5: 10% đầu tư cho cá nhân: quần áo, giày dép.

Khi những khoản tài chính được tách biệt riêng rẽ về mục đích sử dụng bạn sẽ có thể hạn chế việc “chưa hết tháng đã hết tiền”, đồng thời có thể giải quyết các trường hợp phát sinh dễ dàng hơn.

Nguồn: Cẩm nang Giáo dục