Di sản UNESCO ở Hàn Quốc (Phần 2)

Người dân Hàn Quốc từ lâu đã phát triển nền văn hóa đa dạng, độc đáo dựa trên cảm nhận nghệ thuật ưu việt. Điều kiện địa lý đặc thù của bán đảo mang đến cho người Hàn Quốc cơ hội tiếp nhận cả văn hóa lục địa, văn hóa biển và dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên, nhờ đó hình thành nên nền văn hóa độc đáo và mang tính đồng cảm cao.

Các lăng mộ hoàng gia của Triều đại Joseon

Lăng Donggureung, lăng Seooreung, lăng Seosamneung và lăng Hongyureung là những lăng mộ thời Joseon. Tất cả đều nằm ở thành phố Guri-si, Goyangsi và Namyangju-si, thuộc tỉnh Gyeonggi-do, gần Seoul. Số lăng mộ của các vua và hoàng hậu Triều đại Joseon tổng cộng là 44 lăng mộ. Trong số này, có 40 lăng mộ được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.
 

<B>1. Donggureung</b> A complex of Royal Tombs built for nine Joseon Kings and their seventeen Queens and Concubines. <B>2. Yeongneung</b> The tomb of King Sejong and his consort Queen Soheon. <B>3. Mongneung</b> The tomb of King Seonjo and his consort Queen Inmok.

1. Lăng Donggureung Có 9 lăng là nơi an táng của 7 vị vua, 10 vị hoàng phi và hậu phi thời đại Joseon. 2. Lăng Yeongneung Lăng mộ vua Sejong và hoàng hậu Soheon 3. Lăng Mokneung Lăng mộ vua Seonjo, hoàng hậu Uiin và hoàng hậu Inmok


Các lăng mộ hoàng gia của Triều đại Joseon được công nhận những giá trị to lớn với tư cách là di sản văn hóa, thể hiện văn hóa lăng mộ được đúc rút từ hệ tư tưởng Khổng giáo và quan niệm phong thủy địa lý. Những di tích lịch sử này được đánh giá rất cao vì đã bảo tồn được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.

Khu bảo tồn Janggyeong Panjeon của chùa Haeinsa

Kinh bản đại trường kinh Goryeo (Goryeo Daejangyeongpan) được bảo quản tại Khu bảo tồn Janggyeong Panjeon, là nơi lâu đời nhất trong chùa Haeinsa. Hai dãy nhà này được khánh thành vào năm 1488 với phương pháp xây dựng khoa học, độc đáo, đảm bảo khả năng thông gió và chống ẩm cao để có thể lưu trữ an toàn các bản in gỗ trong thời gian dài.

Janggyeong Panjeon được xây dựng ở vị trí cao nhất của chùa Haeinsa (khoảng 700m so với mực nước biển). Tòa nhà được xây dựng nhìn theo 4 hướng, lợi dụng địa hình thung lũng nhiều gió của núi Gaya nên có tác dụng thông gió vô cùng hiệu quả. Cửa sổ trên dưới, phía trước sau của dãy nhà được bố trí với kích thước khác nhau để luồng khí khi vào bên trong nhà sẽ di chuyển từ trên xuống dưới. Cách thiết kế cửa sổ một cách khoa học để kiểm soát đối lưu, duy trì nhiệt độ thích hợp. Nền nhà được xây bằng cách đào sâu rồi đầm chặt lớp than, đất sét, cát, muối và vôi bột giúp kiểm soát độ ẩm của các phòng khi thời tiết mưa nhiều hoặc tự động điều chỉnh tăng độ ẩm khi hạn hán.

Bia đá, hộ pháp đá bảo vệ lăng mộ hoàng gia

Mỗi lăng mộ hoàng gia Joseon đều được bảo vệ bởi các phản đá và xếp đá xung quanh. Đặc biệt, trước các lăng mộ luôn được đặt hai linh vật bằng đá là cừu - tượng trưng cho tính chất ôn hòa và hổ - tượng trưng cho sự hung dữ. Ở khu vực trước chính diện lăng mộ còn đặt một bàn đá hình chữ nhật là nơi để các linh hồn có thể ra đây chơi đùa và ăn uống, hai bên là các cột đá bát giác cao có thể nhìn thấy dù đứng từ xa.
Phía trước tượng động vật là các cột đèn bằng đá có chỗ châm đèn chiếu sáng và tường được xây chắn ba phía Đông, Tây và Bắc. Ở hai bên cột đèn đá sẽ có một hoặc hai đôi tượng quan văn đứng đối diện nhau, phía sau là tượng ngựa đá. Sau tượng quan văn là tượng quan võ cũng được xây dựng theo cùng một cách.


Pháo đài Namhansanseong

Pháo đài Namhansanseong được cải tạo vào năm 1626 dưới thời vua Injo của Joseon, sử dụng những tàn tích cũ của pháo đài Jujangseong được xây dựng dưới thời vua Silla thống nhất Munmu.
 

 <B>Namhansanseong Fortress.</b> A mountain fortress that served as a temporary capital during the Joseon Dynasty, showing how the techniques for building a fortress developed during the 7th-19th centuries.

Pháo đài Namhansanseong. Pháo đài này cho thấy các kỹ thuật xây dựng từ thời Silla thống nhất cho đến Triều đại Joseon.


Pháo đài Namhansanseong cách trung tâm Seoul khoảng 25km về hướng Đông Nam. Khả năng phòng thủ của pháo đài được củng cố bằng cách lợi dụng địa hình gồ ghề của ngọn núi (độ cao trung bình so với mực nước biển trên 480m). Đường bao quanh thành là khoảng 12,3km. Theo như ghi chép từ thời Joseon, có khoảng 4.000 người sống trong thành phố được xây bên trong pháo đài. Trong trường hợp khẩn cấp, thành phố này đóng vai trò là thủ đô tạm thời để hoàng thất và chỉ huy quân sự có thể sơ tán. Các cung, tông miếu và điện thờ Sajikdan được xây dựng trong pháo đài vào năm 1711 dưới thời vua Sukjong của Triều đại Joseon. Những cuộc chiến tranh quốc tế diễn ra liên tục tại khu vực Đông Á giữa Hàn Quốc (Joseon), Nhật Bản (thời kỳ Azuchi - Momoyama), và Trung Quốc (thời kỳ Minh và Thanh) trong suốt thế kỉ thứ 16 đến thế kỉ 18 đã để lại kết quả là việc trao đổi văn hóa, kéo theo biến đổi của pháo đài Namhansanseong. Sự thâm nhập của súng đại bác từ các nước phương Tây đã mang đến rất nhiều thay đổi cho các vũ khí bên trong pháo đài và ảnh hưởng đến cách xây dựng pháo đài. Pháo đài chính là một “ghi chép sống” về những thay đổi trong kiến trúc và kiến thức quân sự từ thế kỷ 7 tới thế kỷ 19.

Khu di tích lịch sử Baekje

Baekje là một trong những vương triều cổ đại ở bán đảo Triều Tiên, tồn tại trong 700 năm từ năm 18 TCN đến năm 660 SCN. Quần thể di dích lịch sử vương triều Baekje bao gồm tám địa điểm di sản văn hóa ở 3 tỉnh thành: Gongju-si, Buyeon-gun, Iksan-si. Đó là pháo đài Gongsanseong và cụm lăng mộ cổ ở Songsan-ri thuộc thành phố Gongju-si; pháo đài Busosanseong, khu di tích Gwanbuk-ri, khu đền Jeongnimsa, cụm lăng mộ cổ ở Neungsan-ri và các bức tường của huyện Buyeo-gun; khu di tích Wanggung-ri và khu đền Mireuksa thuộc thành phố Iksan-si.

Quần thể di tích lịch sử này là một minh chứng lịch sử còn tồn tại tới ngày nay về sự giao lưu giữa các vương triều cổ đại ở phía Đông châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7 và trở thành đại diện cho quá trình phát triển kiến trúc và sự truyền bá đạo Phật ở các quốc gia này. Sự tồn tại của di tích lịch sử này cùng với vị trí của thủ đô, các ngôi chùa Phật giáo, các lăng mộ cổ, kiến trúc và những ngôi tháp bằng đá đại diện cho nền văn hóa, tôn giáo và tính thẩm mỹ của vương triều cổ đại Baekje. Sự trao đổi tích cực giữa ba vương quốc cổ đại của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản được thể hiện rất rõ trong lịch sử và văn hóa của Baekje.
 

<B>Gongsanseong Fortress.</b> The fortress, which was built along the mountain ridge and valley near Geumgang River, was initially called Ungjinseong but later renamed Gongsanseong after the Goryeo period.

Pháo đài Gongsanseong. Pháo đài này được xây dựng dọc theo sườn núi và thung lũng gần sông Geumgang, ban đầu được gọi là Ungjinseong nhưng sau đó đổi tên thành Gongsanseong sau thời kỳ Goryeo.
 

<B>1. Royal Tombs in Songsan-ri.</b> The Songsan-ri tombs contain the graves of kings and royal families during the Ungjin period (475–538), seven of which have been restored including the Tomb of King Muryeong.

1. Khu lăng mộ hoàng gia Songsan-ri. Khu lăng mộ Songan-ri chứa mộ của các vị vua và hoàng tộc trong thời kỳ Ungjin (475 - 538), trong số đó có 7 ngôi mộ đã được khôi phục bao gồm lăng mộ vua Muryeong.
 

<B> 2. Jeongnimsa Temple Site. </b> The temple site during the Baekje period is located in Dongnam-ri, Buyeo-eup, in which a five-story stone pagoda and a stone seated Buddha remain.

2. Khu đền Jeongnimsa. Đây là một ngôi đền trong thời Baekje ở xã Dongnam-ri, thị trấn Buyeo-eup. Ngôi chùa này vẫn còn một tháp đá 5 tầng và một tượng Phật ngồi bằng đá.

FAK_unesco_9.jpg

Bản thảo Hunminjeongeum haeryebon . 

Văn bản là chú thích về nguyên lý và đặc điểm của cho ba âm:

đầu, giữa và cuối, tạo thành âm tiết của chữ Hàn Quốc bằng cách thể hiện qua 94 ví dụ.

Di sản tư liệu thế giới

Hunminjeongeum (Huấn dân chính âm)

Hangeul là hệ thống chữ viết và bảng chữ cái của Hàn Quốc, mang tính khoa học và dễ sử dụng. Khác với hệ thống chữ viết của các nước khác, Hangeul rất khoa học ở chỗ các chữ cái được tạo ra dựa trên hình dạng của cơ quan phát âm của con người khi nói. Hangeul được vua Sejong công bố vào năm 1446, với tên gọi chính thức là Hunminjeongeum.

Cũng trong cùng năm đó, vua Sejong đã yêu cầu các học giả viết bản hướng dẫn sử dụng Hunminjeongeum. Để phân biệt bản hướng dẫn này với bản chính, các nhà học giả đã đặt tên cuốn sách là "Hunminjeongeum haeryebon" (Huấn dân chính âm giải lệ). Cuốn sách này giải thích chi tiết về mục đích và nguyên tắc sáng tạo Hangeul và hiện đang được lưu trữ tại bảo tàng mỹ thuật Kansong ở Seoul và được công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 1997.

Sau khi bảng chữ cái Hangeul dễ học và dễ viết được ban hành, đến cả tầng lớp dân đen và phụ nữ cũng có thể học đọc và học viết. Mẫu tự Hangeul Hunminjeongeum ban đầu gồm 28 chữ cái, nhưng hiện nay chỉ có 24 chữ cái được sử dụng. Vào năm 1989, UNESCO đã ban hành “Giải thưởng Xóa nạn mù chữ vua Sejong”, lựa chọn các tổ chức hoặc cá nhân có công lao to lớn và đạt được các kết quả đặc biệt đóng góp cho việc thúc đẩy xóa nạn mù chữ trên thế giới để trao giải thưởng hàng năm.

Joseon Wangjo Sillok (Joseon hoàng triều thực lục)

Joseon hoàng triều thực lục là bản ghi ghép theo thứ tự thời gian về chính sách và thành tựu của các vua và quan thời Joseon trong suốt 472 năm từ 1392 đến 1863. Biên niên sử hoàng triều Joseon này bao gồm 2.077 quyển và được lưu giữ tại thư viện Kyujanggak thuộc đại học Quốc gia Seoul. Sau khi nhà vua băng hà, biên niên sử của nhà vua sẽ được biên soạn ngay trong thời kỳ đầu kế vị của vị vua trị vì tiếp theo, dựa trên các bản kê khai hàng ngày được gọi là “bản thảo lịch sử” (sacho), do các sử quan viết lại.

Hoàng triều thực lục được xem là các nguồn tư liệu lịch sử cực kỳ quý giá bởi chúng chứa đựng thông tin không chỉ về các biến động trong hoàng gia mà còn về các sự thật mang tính lịch sử gồm chính trị, kinh tế, văn hóa và các khía cạnh khác của xã hội Joseon. Một khi biên niên sử được biên soạn và đặt trong sago (kho sách lịch sử), sẽ không ai được phép mở ra.

Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ, trong các trường hợp đặc biệt khi cần phải tham khảo hướng dẫn các lễ nghi mang tính quốc gia quan trọng như nghi thức tưởng niệm tổ tiên hoàng gia hoặc tiếp đón công sứ nước ngoài thì có thể xem lại một phần các tài liệu này.

Ban đầu có bốn sago, một ở chunchugwan (văn phòng hồ sơ nhà nước) tại cung đình hoàng gia, và có ba sago nữa ở các trung tâm hành chính vùng chủ chốt ở miền Nam, gồm Chungju, Jeonju và Seongju. Tuy nhiên, các kho sách lịch sử này đã bị phá hủy vào năm 1592 khi Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc. Sau đó Triều đại Joseon phải xây những sago mới trên một vài ngọn núi xa xôi hẻo lánh như núi Myohyangsan, núi Taebaeksan, núi Odaesan và núi Manisan.
 

<B>Ilseongnok</b> Private journals concerning personal daily activities and state affairs kept by the rulers of late Joseon from 1760 to 1910.

Nhật ký Ilseongnok Đây là nhật ký hoàng gia về các hoạt động thường ngày của nhà vua và các vụ việc hành chính của nhà nước từ năm 1760 đến năm 1910, tức là thời các vị vua cuối cùng của triều đại Joseon kế vị.

Seungjeongwon Ilgi (Nhật ký Seungjeongwon)

Văn bản này được soạn bởi Seungjeongwon (văn phòng thư ký của hoàng triều), ghi chép các văn bản và sự kiện hàng ngày dưới dạng nhật ký từ tháng 3 năm 1623 đến tháng 8 năm 1910. Không chỉ các sắc lệnh của nhà vua; báo cáo, nội dung tấu sớ của các cơ quan chính phủ cũng được ghi chép chi tiết. Tổng cộng có 3.243 cuốn và được lưu giữ tại thư viện Kyujanggak của đại học Quốc gia Seoul.

Nhật ký Ilseongnok

Đây là ghi chép về hoạt động của các vua cuối thời Joseon và việc điều hành triều chính. Mặc dù cuốn sách được viết dưới dạng nhật ký của nhà vua nhưng trên thực tế, văn bản này vẫn được coi là một tài liệu chính thức của triều đình. Các ghi chép trong 151 năm từ 1760 (vua Yeongjo năm 36) đến 1910 (vua Yunghui năm thứ 4), được biên soạn thành tổng cộng 2.329 tập. Ghi chép này cung cấp thông tin chi tiết và sống động về tình hình chính trị trong nước cũng như các trao đổi văn hóa, chính trị với phương Đông và phương Tây từ thế kỷ 18 đến 20.
 

<b>Protocol on the Marriage of King Yeongjo and Queen Jeongsun</b> (Joseon, 18th century). This is a manual of the state ceremony held for the marriage between King Yeongjo, the 21st ruler of Joseon, and Queen Jeongsun in 1759.

Nghi thức hôn lễ của vua Yeongjo và hoàng hậu Jeongsun (Triều đại Joseon, thế kỷ 18) "Garye" có nghĩa là tin tốt của hoàng tộc. "Cuốn sách minh họa Gaerye" là một bản ghi chép về đám cưới của vua hay hoàng tử. Trong ảnh là hình ảnh hôn lễ vua Yeongjo, vị vua thứ 21 của Joseon và hoàng hậu Jeongsun được ghi lại trong Uigwe.

Uigwe, nghi thức hoàng gia của Triều đại Joseon

Đây là bản ghi chép các nghi lễ được thực hiện trong hoàng thất Joseon. So với Joseon wangjo sillok, những quyển sách này được viết thực tế hơn, gồm cả hình ảnh về các sự kiện cụ thể, ví dụ như cuộc du hành của vua. Chủ đề được đề cập đến thường xuyên nhất là các đám cưới hoàng gia, sắc phong hoàng hậu và hoàng thái tử, đám tang cấp nhà nước và hoàng tộc, xây dựng lăng mộ hoàng gia. Ngoài ra cũng có đề cập đến các sự kiện phản ánh hình ảnh mẫu mực của nhà vua như tham gia cày ruộng tịch điền hay các đợt xây dựng hoặc nâng cấp các cung điện. Trong tài liệu còn đề cập đến việc thi công pháo đài Hwaseong và chuyến thăm chính thức của vua Jeongjo tới thành lũy mới ở Suwon. Những ghi chép về nghi thức hoàng gia mang tên Uigwe cũng được lưu trữ trong kho sago, nhưng đáng tiếc là chúng đã bị lửa thiêu rụi trong cuộc xâm lược của Nhật vào năm 1592. Chỉ còn lại 3.895 tập Uigwe được chế tác sau chiến tranh. Một vài trong số đó đã bị quân đội Pháp mang đi vào năm 1866 và được lưu giữ trong thư viện quốc gia Pháp cho đến năm 2011, sau đó tất cả các tài liệu đã được trả lại nhờ một loạt những đề nghị liên tục từ chính phủ Hàn Quốc và giới nghiên cứu sử học.
 

<B>Tripitaka Koreana Woodblocks</b> A total of over 80,000 woodblocks carved with the entire canon of Buddhist scriptures available to Goryeo in the 13th century.

Goryeo Daejanggyeongpan và Jegyeongpan (Jegyeongpan bao gồm tất cả các bản kinh Phật được lưu giữ tại chùa Haeinsa) Tuy là một bộ kinh Phật nhưng văn bản này cũng có vai trò như một tư liệu lịch sử phản ánh tình hình chính trị, văn hóa, tư tưởng của thời đại Goryeo.

Goryeo Daejanggyeongpan và Jegyeongpan

Daejanggyeongpan đã được thực hiện trong suốt Triều đại Goryeo (918 - 1392), thuộc dự án quốc gia bắt đầu từ năm 1236 và được hoàn thiện trong 15 năm. Bộ sưu tập thường được biết đến với cái tên Palman Daejanggyeong, hay là Bát vạn đại tạng kinh, vì nó bao gồm 81.258 khối gỗ. Mỗi tấm kinh đều được khắc ở cả hai mặt. Hiện bộ kinh này đang được bảo quản tại chùa Haeinsa, ngôi chùa Phật giáo được xây dựng vào năm 802, ở huyện Hapcheon-gun, tỉnh Gyeongsangnam-do.

Bát Vạn Đại Tạng Kinh đã được chế tác để sử dụng sức mạnh của Phật giáo giúp Goryeo đối mặt với cuộc khủng hoảng quốc gia do sự xâm lược của Mông Cổ. Daejanggyeongpan thường được so sánh với các bộ đại tạng kinh khác của các Triều đại Tống, Nguyên và Minh ở Trung Quốc, tuy nhiên được đánh giá cao vì nội dung phong phú và hoàn thiện hơn. Quy trình sản xuất Bát Vạn Đại Tạng Kinh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghệ in ấn và xuất bản ở Hàn Quốc.

Tài liệu về Phong trào vận động dân chủ 18/5

Phong trào vận động dân chủ ngày 18 tháng 5 là phong trào vận động yêu cầu dân chủ hóa đã diễn ra tập trung tại Gwangju, Hàn Quốc từ ngày 18 đến 27 tháng 5 năm 1980. Phong trào vận động dân chủ hóa 18/5 được coi là có tác động đáng kể đến sự lan rộng của phong trào dân chủ hóa ở Đông Á kể từ những năm 1980. Bộ tài liệu về phong trào vận động dân chủ Gwangju ban đầu được ghi chép và bảo quản để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động và bồi thường cho các nạn nhân có liên quan. Các tài liệu này bao gồm đồ vật, ảnh, video, được bảo quản ở nhiều nơi như Tổ chức Tưởng niệm ngày 18 tháng 5, Viện lưu trữ quốc gia, Bộ lục quân, Thư viện quốc gia và các tổ chức khác ở Mỹ.

(Còn tiếp)

Nguồn: https://vietnamese.korea.net/AboutKorea/Culture-and-the-Arts